Những bức ảnh AI 'kiểu Hàn Quốc' hot hit trên mạng xã hội và những điều cần lưu ý
Sức mạnh của AI đã tìm được con đường đi vào những app chỉnh ảnh tại Hàn Quốc, tạo ra hiện tượng mạng xã hội được mệnh danh là "hồ sơ AI kiểu Hàn Quốc".
Khi người dùng tải 10 đến 20 bức ảnh của họ lên một ứng dụng chỉnh sửa ảnh, AI sẽ biến những bức ảnh đó trở nên "đẹp" bằng thuật toán riêng của nó. Việc cung cấp càng nhiều ảnh càng tốt vào ứng dụng cho phép mọi người nhận được những bức ảnh giống với chính họ hơn.
Tuy vậy sử dụng những bức ảnh như vậy làm ảnh xác minh cho chứng minh thư nhân dân - chẳng hạn như cho hộ chiếu, thẻ đăng ký hoặc bằng lái xe - đã bị chính phủ Hàn quốc hạn chế vào tháng 6, vì những bức ảnh này không thể hiện diện mạo thực sự của người chụp.
Tuy nhiên, Bộ Nội vụ và An toàn vẫn chưa có quy định cụ thể hay lệnh cấm nào cấm sử dụng những bức ảnh như vậy. Mặc dù Bộ đã tuyên bố vào tháng 6 rằng hồ sơ AI, vốn gây khó khăn cho việc xác minh danh tính người thật, không thể được sử dụng làm ảnh để chứng minh danh tính của người đó, tuy vậy việc không có một quy định hay luật cấm cụ thể nào về việc dùng app chỉnh ảnh để chỉnh sửa ảnh CMND đang gây ra khó khăn cho bộ phận xét duyệt hồ sơ xác minh danh tính.
Mặc dù những bức ảnh này được chấp nhận cho các mục đích liên quan đến giải trí, nhưng các chuyên gia đang mong muốn chính phủ lập ra quy định chặt chẽ hơn cho việc sự dụng app chỉnh ảnh cho ảnh thẻ xác nhận danh tính của mình.
Giáo sư Kim Myung-joo tại Khoa An toàn Thông tin tại Đại học Nữ Seoul cho biết: “Một số người ủng hộ việc sử dụng ảnh AI cho rằng kể cả lúc chụp ảnh ở studio khuôn mặt của họ đã bị chỉnh sửa ở một mức độ nào đó", Họ nói, ‘thế thì có gì khác biệt?’ nhưng khi khuôn mặt của họ bị thay đổi đến mức khó nhận ra con người thật của mình, họ sẽ bị từ chối, đặc biệt là khi có những quy trình kiểm tra nhận dạng chặt chẽ hơn, chẳng hạn như hộ chiếu.”
Giáo sư Kim đề nghị làm theo tiền lệ do Liên minh Châu Âu đặt ra, đó là nỗ lực dán nhãn cho những bức ảnh do AI tạo ra để phân biệt chúng với những bức ảnh thực tế.
Ông nói: “Điều mà Liên minh Châu Âu đang thúc đẩy với Đạo luật AI của mình là đánh dấu nội dung do AI tạo ra. “Vì vậy, nếu ai đó nộp hồ sơ AI, họ sẽ tự động bị loại vì bị gắn nhãn là nội dung được tạo ra bởi AI."
Ứng dụng chỉnh sửa máy ảnh Snow là tiền thân của những hiệu ứng chỉnh sửa ảnh này. Snow, một công ty con của gã khổng lồ internet Naver, là một trong những ứng dụng phổ biến nhất để người dùng tạo hồ sơ AI. Ứng dụng này đã triển khai dịch vụ Hồ sơ AI vào tháng 5 và trong vòng một tháng, số lượng người dùng dịch vụ đã vượt qua 1,5 triệu người. Được thúc đẩy bởi sự phổ biến trong nước, dịch vụ này đã nhanh chóng được cập nhật để cung cấp cho người dùng ở Nhật Bản, Thái Lan và Indonesia.
Người ta cũng xem một điểm cộng là chỉ mất vài đô la là có thể nhận được ảnh nhanh chóng, không giống như những bức ảnh chụp cận cảnh được chụp ở studio ảnh chuyên nghiệp. Snow yêu cầu người dùng phải trả 3.300 won (2,48 USD) để nhận được một vài bức ảnh do AI cung cấp trong 24 giờ, 6.600 won để nhận chúng trong vòng một giờ.
Doanh thu hàng quý trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 của Snow đã tăng 30,4% so với cùng kỳ lên 35,8 tỷ won mà Kim Nam-sun, giám đốc tài chính của Naver, cho biết “được thúc đẩy nhờ sự phổ biến của dịch vụ Hồ sơ AI trong Snow”.
Theo công ty theo dõi thị trường Sensor Tower, Snow đã tích lũy được 20 triệu USD doanh thu trên toàn cầu kể từ khi ra mắt vào năm 2016 và 90% doanh thu được tạo ra trong năm nay khi hồ sơ AI trở thành xu hướng.
Giữa sự hot hit của những bức ảnh AI, các công ty khác cũng đang lăm le để đầu tư vào lĩnh vực hái ra tiền này. Nhà cung cấp dịch vụ di động SK Telecom đã phát hành một tính năng có tên là "Cấu hình chuyển động AI" trong nền tảng AI "A." Bằng cách tải tối thiểu năm bức ảnh, AI sẽ tạo ra nhiều bức ảnh cũng như video của người dùng tạo dáng ở các phiên bản khác nhau, đưa ra các ý tưởng ảnh khác nhau từ ảnh chụp cận cảnh cho đến ảnh chân dung vẽ màu nước. Thêm vào đó, nó hoàn toàn miễn phí.
Ứng dụng chỉnh sửa ảnh Carat Camera của công ty khởi nghiệp AI Paradot cũng triển khai một tính năng trả phí cung cấp nhiều ảnh chụp cận cảnh do AI tạo ra với chi phí 6.000 won, trong khi "Be^ Discover" của KakaoBrain cung cấp hình ảnh tổng hợp của người dùng như thể họ là một nhân vật trong phim giả tưởng hoặc trò chơi với chi phí tối thiểu là 1.900 won.
Những hồ sơ AI này đã trở thành một trò chơi trên mạng xã hội khi mọi người thường tải lên và chia sẻ với người khác thông qua hashtag. Họ hài lòng với các phiên bản bóng bẩy mà AI tạo ra và việc khoe khoang về chúng trên tài khoản SNS đã trở thành một xu hướng khi những lời truyền miệng lan truyền và những người khác muốn dùng thử chúng.
Kim Se-jung, 21 tuổi, muốn dùng thử hồ sơ AI khi bạn bè của cô trên mạng xã hội bắt đầu đăng tải những phiên bản đẹp đẽ của chính họ trên mạng xã hội.
“Lúc đầu, tôi rất ngạc nhiên vì người trong ảnh dường như khác hoàn toàn với tôi bên ngoài, nó có vẻ đẹp hơn nhưng nhìn không giống tôi một chút nào” chia sẻ với Korea JooAng Daily.
Một thanh niên 25 tuổi tên Na đã thử tạo hồ sơ AI trên Snow để giải trí và tò mò muốn biết AI sẽ mô tả cô ấy như thế nào.
Tuy nhiên, Na thất vọng với kết quả,
“Không ai trong số họ [những bức ảnh] giống tôi,” cô nói. “Tất cả họ đều có đôi mắt to hơn, chiếc cằm sắc nét hơn và chiếc mũi nhọn”.
Cre: Joongang daily
Bình luận